14 cách chào hỏi độc đáo vòng quanh thế giới bạn nên biết

Đăng bởi Admin vào lúc 21/04/2017

Có thể nói hành động bắt tay là nghi thức chào hỏi kinh điển được nhiều người trên thế giới hiểu và làm theo nhất. Bên cạnh đó, tại nhiều vùng miền cũng có những kiểu chào hỏi đặc trưng và độc đáo khác.

1. Thè lưỡi ở Tây Tạng

‘ Đây là cách chào truyền thống của người Tây Tạng, đã được hình thành từ lâu đời. Theo lý giải của nhiều người, hành động thè lưỡi như trêu đùa với ngụ ý rằng họ không phải là hiện thân của ác quỷ, họ thân thiện và rất hân hạnh được làm quen với tất cả mọi người.

2. Salam - Malaysia

 

‘ Salam là cách chào hỏi đặc trưng của người Malaysia. Đầu tiên, hai người sẽ cùng nắm lấy hai bàn tay của nhau, sau đó một người sẽ chủ động nắm lấy bàn tay của đối phương đặt lên lồng ngực phía bên trái tim của mình. Hành động này có ý nghĩa là bạn luôn có chỗ đứng trong trái tim của tôi.

3. Sungkem - Indonesia

‘ Người Indonesia, đặc biệt là những cư dân trên đảo Java có cách chào hỏi khá trịnh trọng. Hai người sẽ đan hai bàn tay vào xen kẽ với tay đối phương, sau đó, người ít tuổi hơn sẽ cúi đầu thấp xuống hôn nhẹ vào bàn tay của đối phương.

4. Hada - Mông Cổ

‘ Người Mông Cổ sẽ chào đón bạn bằng cách giang rộng cánh tay và mắt nhắm nghiền lại. Hành động giang rộng cánh tay như là cách chào đón mọi người một cách niềm nở nhất, còn việc nhắm mắt lại với ý nghĩa rằng họ không quan tâm bạn là ai và đến từ đâu, ai đối với họ cũng là một người bạn.

5. Phun nước bọt vào nhau của văn hóa Maasai

‘ Những người trong bộ tộc Maasai chào nhau bằng cách phun nước bọt vào nhau. Nước bọt phun ra và dính càng nhiều lên người đối phương thì lời chào hỏi đó càng nồng nhiệt.

6. Sogi - Polynesia

‘ Cư dân trên đảo Polynesian, Tuvalu chào nhau bằng cách chạm phần trán và mũi lại với nhau sau đó hít sâu một cái, với ý nghĩa là chúng ta cùng chung một nhịp thở, chung nhịp đập trái tim.

7. Cúi chào - Nhật Bản

Cách chào này của người Nhật Bản chắc đã khá quen thuộc khi nó phổ biến và xuất hiện trên nhiều bộ phim. Cách chào đúng nhất như sau: Hai tay khép lại đặt song song với mép ngoài của đôi chân, nét mặt điềm tĩnh, nghiêm trang, sau đó cúi thấp đầu và người xuống (từ thắt lưng trở lên). Nếu càng muốn thể hiện sự tôn kính và trân trọng với đối phương thì người chào càng cuối thấp đầu xuống với thời gian càng lâu.

8. Hongi - New Zealand

‘ Khá giống với cách chào Sogi, một số bộ lạc cư dân ở New Zealand có cách chào Hongi, khi đó hai người hoặc nhiều người chụm đầu, chạm mũi lại với nhau rồi cùng hít thở thật sâu. Hành động này có ý nghĩa: không khí trên Trái Đất này sẽ có lúc cạn kiện, lúc đó tôi sẵn sàng chia sẻ hơi thở cuộc sống này với bạn.

9. Giơ và chạm ngón tay cái lại với nhau ở Zambia

‘ Người Zambia sẽ chào hỏi bằng cách giơ ngón tay cái về phía bạn, lúc đó đối phương phải hiểu ý, giơ ngón tay cái lại và chạm tay vào nhau thể hiện sự gắn kết.

10. Kunik của văn hóa Inuit

‘ Người Inuit chào hỏi người khác bằng hành động đưa mũi vào sát miệng, chạm vào môi đối phương.

11. Vỗ tay ở Zimbabwe

‘ Người dân Zimbabwe sẽ vỗ tay khi chào hỏi và tạm biệt nhau. Khi chào hỏi thì vỗ tay mạnh và liên tục, còn khi tạm biệt thì vỗ nhẹ và thưa thớt hơn.

12. Vỗ vào lưng, vai ở Hy Lạp

‘ Người Hy Lạp chào mừng bạn một cách đơn giản là vỗ nhẹ vào lưng và vai.

13. Hôn mũi ở Oman

‘ Đây là cách chào dành riêng cho đàn ông với nhau thôi. Những người đàn ông sẽ chạm với ấn mũi vào nhau, và lập lại hành động đó một vài lần, như hôn bằng mũi vậy.

14. Wai - Thái Lan

‘ Đây là kiểu chào rất nổi tiếng và phổ biến của người Thái Lan, cách chào này được cho là ảnh hưởng từ Đạo Phật. Người chào sẽ chắp tay để ở vị trí ngang lồng ngực rồi cúi chào. Nếu càng thể hiện sự tôn trọng, người chào sẽ nâng cao hơn vị trí chấp tay đến cổ, mặt hay trán.

Theo Yan News

 

popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Xin chào
close nav