-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-

KFC, Lotteria, Burger King, Starbucks và những điều kinh hoàng bạn chưa biết
Đăng bởi Admin vào lúc 21/04/2017
Hệ thống chuỗi cửa hàng KFC, Lotteria, Burger King và Starbucks đang mọc lên như nấm không chỉ ở các nước trên thế giới mà cả tại Việt Nam cũng thế. Mọi người vô tư thưởng thức nhưng những sự thật kinh hoàng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thực khách ở các chuỗi cửa hàng này thì ít được lưu tâm.
Rùng mình những bê bối ở KFC
Năm 2007, một số cửa hàng KFC ở Trung Quốc đã bị cáo buộc sử dụng mỡ thừa và một số chất hóa học bị cấm khi chế biến sản phẩm gà rán. Một cựu nhân viên KFC đã tiết lộ loại nước dùng để làm sạch gà là loại nước bẩn, được sử dụng để rửa nhiều lần và những con gà vứt trên sàn vẫn được đem vào chế biến bằng loại dầu chiên đã qua sử dụng rất nhiều lần (thời gian có thể lên đến 10 ngày). (theo Business Insider)
Ngày 10/10/2012, gia đình anh Shaiju người Ấn Độ đến cửa hàng KFC ở Kerala dùng bữa sáng thì phát hiện sâu trong cánh gà rán. Anh Shaiju đã bị nôn mửa và chuyển đến bệnh viện gần nhất điều trị. Sự việc được trình báo với Cơ quan an toàn thức phẩm và hiện tại cửa hàng đã bị đóng cửa (Theo iBN, CNN).
Ngày 15/01/2013, Canada đưa ra cảnh báo khẩn cầu về sự mất vệ sinh an toàn thực phẩm đối với hai thương hiệu KFC và Taco Bell vì rau diếp và xà lách nhiễm khuẩn E.coli gây tiêu chảy nghiêm trọng, ra máu hoặc đau bụng, tiếp đến là thiệt hại nghiêm trọng hệ thống cơ quan nội tạng như suy thận, v.v…
Miếng gà rán KFC có não bên trong
Sau đó 1 tháng, thương hiệu KFC đã phải nộp phạt gần 300 triệu USD do không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và không đảm bảo an toàn trong việc thiết kế cửa hàng, dễ dẫn đến cháy nổ gây nguy hiểm đến tính mạng khách hàng vào ngày 17/02/2012 tại bang California, Mỹ. (Theo Chất Lượng Việt Nam)
Vào ngày 17/04/2012 tại cửa hàng KFC Manor, Hà Nội, khách hàng có tên HMT gọi món Salad bắp cải thì phát hiện có một tờ giấy ăn nằm lẫn lộn trong đĩa salad. Khi gọi nhân viên đến phản ánh thì chỉ nhận được lời xin lỗi qua loa và chối bỏ trách nhiệm (Theo bạn đọc chia sẻ trên Facebook).
Ngày 23/07/2013, đại diện thương hiệu KFC đã phải gửi lời xin lỗi đến toàn bộ khách hàng vì đá lạnh dùng để cho vào nước ngọt còn bẩn hơn cả nước trong bồn cầu nhà vệ sinh. Số lượng vi khuẩn trong ly nước nước ngọt cao hơn 13 lần so với vi khuẩn nước trong nhà vệ sinh và cao hơn 18 lần so với quy định tiêu chuẩn (Theo CafeF).
… và hàng loạt các bê bối khác như: Gà rán KFC bị mốc, bốc mùi hôi thối gây khó chịu, tổn thương hệ thống thần kinh, não bộ khi ăn KFC và kinh hãi hơn khi một nam sinh phát hiện não người trong món gà rán KFC ở Anh.
“Thành tích” của Lotteria cũng không hề thua kém
Ngày 26/05/2010, tại cửa hàng Lotteria Trung tâm thương mại Now Zone, Q5, TPHCM, anh Nguyễn Đình Chi bị sốc khi phát hiện một con gián to cỡ đầu ngón tay đã chết “lấp ló” sau lớp đá trong suốt trong ly trà chanh. Anh chi chia sẻ: “Tôi bàng hoàng với những gì mình nhìn thấy, và thật sự không thể tin nổi vào mắt mình…”. Sự việc sau đó đã được đại diện cửa hàng xin lỗi và hứa sẽ khắc phục, cải thiện tốt hơn không để tình trạng này xảy ra. Anh chi đã vô cùng bức xúc khi đại diện phía Lotteria không hề gửi lời hỏi thăm sức khỏe hoặc đề nghị khách hàng đi bệnh viện kiểm tra lại sức khỏe (Theo VTC News – Bảo vệ người tiêu dùng).

Ly trà chanh khi đổ đá ra thấy con gián to bằng ngón tay út (Ảnh nhân vật cung cấp)
Ngày 29/01/2013, theo phản ánh của chị Tô Thị Bích Hà (Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội), miếng gà rán mà chị đã gọi ở cửa hàng Lotteria xuất hiện màu xanh cốm giống như nấm mốc trong cả phần thịt và xương. Trong khi đó, các nhân viên và quản lý cửa hàng đều cho rằng đó là mù tạt của bánh hamburger dính vào. Đại diện Lotteria cho rằng đó là mù tạt từ bánh hamburger dính vào.

Gà rán Lotteria có màu xanh lét, khách hàng chết khiếp
Một sự việc khác liên quan đến chuỗi cửa hàng Lotteria là nhân viên giao hàng bị mất xe ngay trong bãi giữ xe của cửa hàng, trong khi cửa hàng Lotteria có bảo vệ trông coi hẳn hoi vậy mà quản lý tài sản vô cùng hời hợt từ bảo vệ cho đến cửa hàng trưởng. Nạn nhân trình báo lên quản lý cửa hàng thì chỉ nhận được lời xin lỗi qua loa và hứa là mọi người trong cửa hàng sẽ hỗ trợ. Sau hơn 1 tháng nạn nhân vẫn không nhận được thông tin gì từ phía cửa hàng, sau đó nạn nhân đã tự động xin nghĩ vì quá bức xúc (Bạn qpm chia sẻ trên diễn đàn VOZ).
Burger King gây nỗi khiếp sợ
Ngày 18/06/2007, một sinh viên vang Vermont, Mỹ đã kiện nhà hàng Burger King ở thành phố Rutland vì ăn phải bánh kẹp “nhân bao cao su”. Anh cho biết: “Chiếc bánh kẹp có vị rất lạ, chua và đắng. Anh bị nôn mửa, gặp ác mộng và phải trả rất nhiều tiền cho các cuộc kiểm tra sức khỏe vì cái bánh kẹp “bao cao su” này (Theo AP, USA Today).
Ngày 22/07/2012 tại Mỹ, một bức ảnh rò rĩ trên mạng ghi lại cảnh ba nhân viên của thương hiệu Burger King mang ủng đứng dẫm đạp trên thùng rau diếp khiến cộng đồng mạng và người dân Mỹ vô cùng tức giận. Hình ảnh được chú ý: “Đây là rau diếp cho khách hàng tại Burger King”. Đại diện tập đoàn Burger King cho hay: “Vấn đề là rất nghiêm trọng và sẽ không chấp nhận việc làm này của nhân viên vi phạm”. Sau đó cửa hàng đã sa thải ba nhân viên trên ngay lập tức (Theo Finance Roll, Yahoo News).

Nhân viên dùng chân đạp lên rau diếp
Ông trùm Starbucks cũng không ngoại lệ
Ngày 17/06/2013, Theo các bức ảnh đăng trên tạp chí Apple Daily, vòi nước dùng để pha cà phê trong cửa hàng Starbucks Hong Kong treo biển “Chỉ dùng cho Starbucks” và cách chỗ vệ sinh khoảng một mét trong căn phòng cáu bẩn, mà theo họ là thuộc khu để ôtô của tòa nhà. Các khách hàng thượng lưu tại Hong Kong (Trung Quốc) đã rất tức giận khi biết cửa hàng Starbucks tại đây sử dụng nước từ nhà vệ sinh. Một khách hàng giận dữ viết trên trang mạng cá nhân rằng: “Starbucks, các anh cần phải tuyên bố rõ ràng việc này sẽ không được phép lặp lại nữa và sa thải tất cả những kẻ ngớ ngẩn cho rằng có thể dùng loại nước đó pha cà phê”. Đại diện cửa hàng cũng ra thông báo xin lỗi đến khách hàng (Theo Vnexpress).
Ngày 12/02/2014, chuỗi cửa hàng Starbucks ở Trung Quốc thừa nhận sử dụng chất Azodicarbonamide (chất gây ung thư) trong quá trình sản xuất các sản phẩm bánh ngọt bán trong các cửa hàng của mình. Chuỗi cửa hàng toàn cầu này nói rằng họ làm đúng qui định của luật pháp Trung Quốc và azodicarbonamide là hóa chất được phép sử dụng trong quá trình chế biến bánh ngọt. Song, nhiều quốc gia như Singapore, Úc, Nhật Bản và EU đã cấm sử dụng chất trên trong chế biến thực phẩm vì nó có thể sản sinh ra chất gây ung thư khi nướng bánh (Theo Tuổi Trẻ).
Qua hàng loạt những bê bối trên, khách hàng nên cẩn trọng, sáng suốt lựa chọn những thương hiệu, loại thức ăn hợp vệ sinh để đảm bảo sức khỏe cho bản thân, người trong gia đình và chọn được địa điểm ăn uống đáng tin cậy, không bị “mờ mắt” bởi những hào quang quảng cáo trên các phương tiện truyền thông.